LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH

Truyền hình thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông, hoạt động dựa trên nhiều thiết bị công nghệ, có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến cũng như truyền dẫn các tìn hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp quang, hoặc cáp đồng trục.

Truyền hình đáp ứng cùng một lúc cả hai chức năng nghe và nhìn, những hình ảnh sẻ được trình chiếu trên các màn hình và âm thanh được phát trên hệ thống loa. Truyền hình có tên tiếng Anh là Television, ngoài ra có các tên gọi khác như Tivi, Vô tuyến truyền hình hoặc ngắn gọn hơn chính là từ truyền hình.

Sự ra đời của truyền hình trên Thế giới

  • Năm 1885: Paul Gottlied Nipkow, một sinh viên người Đức đã sáng tạo ra hệ thống Tivi cơ điện tử đầu tiên, bao gồm thiết bị quay và chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Nhưng bản thiết kế đó chỉ thực sự thành công sau khi có sự đóng góp của công nghệ ống phóng đại. Và lúc này chiếc Tivi cũng vẫn chỉ dừng lại ở việc trình chiếu các bức hình tĩnh.
  • Năm 1911: Hai nhà khoa học người Nga là Boris Rosing và học trò Vladimir Kosma Zwongrykin chế tạo thành công chiếc tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, công trình còn đang dang dở thì Boris Rosing bị Stalin bắt giam và qua đời 2 năm sau đó.
  • Năm 1920: Hai nhà khoa học Charles Francis Jenkins người Mỹ và John Logie Baird đã tạo ra mẫu tivi hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại. Lúc này tivi đã có thể phát hình động và có âm thanh.
  • 27/1/1926: John Logie Baird phát minh chiếc ti vi màu đầu tiên trên Thế giới
ngay 271 baird phat minh chiec ti vi mau dau tien tren the gioi
  • Năm 1927: Một nhà khoa học trẻ người Mỹ có tên Philo Taylor Farnsworth, đã phát triển thành ống tia cực âm, một phát minh quan trọng trong việc phát tín hiệu điện tử. Phát mình này được xem là bước đột phá lớn trong công nghệ truyền hình của nhân loại.
  • Năm 1930: Năm bắt đầu cho kỷ nguyên của truyền hình với việc xuất hiện những chiếc tivi thương mại như EMI- Marconi và Baird với hai hệ thống tín hiệu 240 dòng quét và 405 dòng quét.
  • Năm 1936: Ngày phát sóng đầu tiên của kỷ nguyên truyền hình được ghi nhận lại là ngày 2/11/1936 tại cung điện Alexandra ở thủ đô London, chương trình do hãng tin BBC phát sóng, vào thời điểm này được ghi nhận có khoảng 500 chiếc tivi bắt sóng chương trình này.
  • Vào những năm 60 của thế kỷ 20, truyền hình đã trở thành một phương tiện giải trí quan trong trong đời sống của nhân loại, công nghệ này đã mang đến cho con người những trải nghiệm vô cùng thú vị trong đời sống tinh thần.
  • Ngày 20/1/1969 : Truyền hình đã ghi lại dấu ấn vàng son của mình trong một sự kiện trong đại của Thế giới, khi nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Amstrong cùng phi thuyền Apollo 11 đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng, khoảng khắc lịch sử ấy đã đi vào trái tim hàng triệu con người trên khắp nước Mỹ và thế giới thông qua hệ thống truyền hình.
  • Năm 1980: Ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình.
  • Ngày 17/2/2009: Các Đài truyền hình Mỹ phát sóng duy nhất chỉ những tín hiệu số hoá, kết thúc các hoạt động của hệ thống truyền hình được sử dụng tại Hoa Kỳ suốt 55 năm qua.
  • Ngày 31/12/2012: Hàn Quốc hoàn thành số hóa truyền hình trên phạm vi toàn quốc.

Sự phát triển truyền hình tại Việt Nam

  • Năm 1965: Đài truyền hình Việt Nam (THVN) hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn được thành lập thuộc Nha Vô tuyến Truyền hình Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa.
  • Ngày 29/1/1966: Buổi phát sóng đầu tiên của Đài THVN. Trong buổi phát, máy bay vận tải Super Constellation bốn động cơ đặt tên là Ô-xanh 2 bay ở độ cao ổn định là 3.150 m. Mỗi tối máy bay này chở hàng tấn máy móc rời phi trường Tân Sơn Nhất lên tới độ cao nhất định tại một địa điểm phía đông nam Sài Gòn khoảng 32 km rồi từ đó bay theo một lộ trình không thay đổi, lặp lại mỗi đêm với tốc độ ổn định là 271 km/giờ. Máy bay bay suốt bốn giờ liên tục từ 19 giờ đến 23 giờ mới hạ cánh lại Tân Sơn Nhất. Từ 20 giờ máy bay phục vụ cho chương trình truyền hình thứ nhì loan tin và giải trí cho quân đội Mỹ đến 23 giờ. Trong máy bay có hai máy truyền hình mạnh 2.000 kW, hai máy thu hình và tiếng vào băng, hai hệ thống kiểm soát âm thanh, hai hệ thống vô tuyến điện ảnh dùng phim 16 ly. Các làn sóng điện đem theo hình ảnh và âm thanh có thể được tiếp nhận tới các nơi xa Sài Gòn như Campuchia (cách 120 km), Đà Nẵng (608 km), Cà Mau (206 km).
  • Tháng 3/1968: Khi đài truyền hình mới đã được xây xong tại số 9 Hồng Thập Tự (nay là trụ sở Đài truyền hình TP.HCM) thì nhờ có trụ phát tuyến cao nên hình ảnh được rõ ràng, không còn mờ rung như khi phát hình bằng máy bay nữa. Từ đó các chương trình đầy đủ và phong phú hơn.
  • Ngày 29/4/1975: Cột mốc đánh dấu sự ra đời của Đài truyền hình đầu tiên tại Việt Nam với loại hình với công nghệ đen trắng. Về sau, Đài Truyền hình Việt Nam (Vietnam Television) gọi tắt là VTV, là Đài Truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Ngày 7/9/1970: Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên.
  • Năm 1971: Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến Truyền hình.
  • Ngày 18/6/1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương.
  • Giai đoạn 1980 – 1990: Tuy thiết bị còn hết sức hạn chế, Đài THVN đã cố gắng phát xen kẽ các chương trình truyền hình màu (hệ SECAM) với các chương trình đen trắng nhằm mục đích thử nghiệm, đào tạo đội ngũ và phục vụ một số lượng hạn chế các máy thu hình màu hiện có của khán giả. Một điều đáng nói nữa là Việt Nam khi đó là thành viên của OIRT (Organization International of Radio and Television) – Tổ chức phát thanh truyền hình của các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.
  • Năm 1990: THVN sẽ chuyển sang phát sóng chính thức theo tiêu chuẩn truyền hình màu hệ PAL. Đây có thể được coi là một trong những bước ngoặt có tính lịch sử của công nghệ truyền hình Việt Nam.
  • Ngày 26/3/2001: Ông Hồ Anh Dũng (Tổng Giám đốc Đài THVN) đã chính thức ký quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, đánh dấu thời điểm bắt đầu của quá trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng truyền hình tương tự sang truyền hình số của truyền hình Việt Nam.
  • Năm 2010: Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) phát sóng truyền hình số mặt đất theo phiên bản DVB-T2, phủ sóng khoảng 50% hộ dân.
  • Năm 2015: Đà Nẵng  là địa phương đầu tiên trên cả nước chấm dứt công nghệ truyền hình tương tự, chuyển hoàn toàn sang phát sóng số.
  • Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt “Đề án số hóa Truyền dẫn, Phát sóng Truyền hình mặt đất” của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, trên cả nước sẽ kết thúc phát sóng truyền hình tương tự và chuyển hoàn toàn sang công nghệ số.