Ofcom nhấn mạnh rằng: “Bóng đá đã trải qua một chặng đường dài kể từ World Cup đầu tiên vào năm 1930 và kể từ World Cup đầu tiên được phát trên truyền hình vào năm 1954. Mặc dù giải đấu 2018 tại Nga đã mang lại tổng số khán giả ước tính hơn 3,5 tỷ người, nhưng giải đấu năm nay người hâm mộ còn có cơ hội xem World Cup thông qua nhiều phương tiện truyền thông hơn nữa, từ radio và TV (tại nhà hoặc tại quán) đến trên mạng xã hội và xem online trên smartphone. “
Để tìm hiểu xem người hâm mộ dự định xem World Cup năm nay như thế nào, Ofcom đã hỏi hơn 2.000 người về việc họ có xem hay không và cách thức xem như thế nào.
Gần một nửa (44%) trong số người được phỏng vấn cho biết họ sẽ xem một số hoặc tất cả các trận đấu. Tuy nhiên, 46% lại cho biết họ sẽ không theo dõi giải đấu. 8% lại không chắc chắn về việc có theo dõi hay không.
Trong số những khán giả chắc chắn xem World Cup, hơn 3/4 (78%) cho biết họ sẽ theo dõi toàn bộ các trận đấu. Và hơn 2/3 (69%) cho biết họ sẽ xem trên TV. Trên thực tế, TV vẫn là thiết bị được lựa chọn đầu tiên cho tất cả các nhóm thiết bị, với gần một nửa người được phỏng vấn nói rằng họ sẽ chỉ xem World Cup trên TV và không trên một thiết bị nào khác.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa về cách xem giữa các nhóm tuổi khi đề cập đến việc xem World Cup trên TV: chỉ một nửa (51%) thanh niên từ 18 đến 24 cho biết họ sẽ xem toàn bộ trận đấu trực tiếp trên TV, so với ba phần tư ( 76%) của nhóm người lớn tuổi từ 55 tuổi trở lên.
Số khán giả trẻ (18-24 tuổi) nhiều gấp đôi so với khán giả lớn tuổi (55+) cho biết họ sẽ xem thông tin về các trận đấu trên mạng xã hội (28% so với 14%.). Và sự khác nhau về địa điểm xem bóng đá cũng rất khác: 38% khán trẻ tuổi sẽ xem tất cả các trận đấu tại các địa điểm công cộng như quán rượu và các điểm có màn hình lớn, so với chỉ 13% những người trên 55 tuổi có dự định xem như vậy.
Còn về việc nghe tường thuật qua radio, 17% khán giả từ 25 đến 34 sẽ sử dụng phương thức này so với 11% của khán giả 55+.
Sự khác biệt về thói quen xem theo độ tuổi càng rõ ràng hơn khi nói đến phương tiện và thiết bị cụ thể để xem World Cup. Ví dụ: Chỉ 49% thanh niên (từ 18 đến 24 tuổi) cho biết họ muốn xem giải đấu trên TV, trong khi với 89% khán giả 55+ sẽ theo dõi qua TV.
Ngược lại, việc sử dụng máy tính xách tay hoặc máy tính bảng để xem World Cup của thanh niên lại nhiều hơn gấp đôi khán giả 55+ (29% so với 14%). Tương tự, con số này là hơn gấp ba khi so sánh về % thanh niên và khán giả 55+ xem các trận đấu trên Smartphone (34% so với 10%).
Trong khi bối cảnh truyền hình đang thay đổi đáng kể trong những năm qua, nghiên cứu của Ofcom cho thấy nhiều người hâm mộ bóng đá đang tận dụng tối đa những cách khác nhau để có thể xem cũng như cập nhật thông tin của Sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới.
Thanh Mai (lược dịch theo advanced-television.com).