Covid-19 đã thay đổi ngành công nghiệp sản xuất chương trình (Phần 2)

Các chương trình trao giải trở thành kẻ thất bại trên đường đua Rating

Các chương trình trao giải đã nỗ lực thực hiện các buổi lễ ảo tuân theo các biện pháp an toàn COVID-19, nhưng không thể đến gần với khán giả. Các chương trình trao giải không còn được mong đợi bởi thiếu hẳn màn thời trang thảm đỏ và các tựa phim trở nên xa lạ do rạp phim đóng cửa. Các lễ trao giải đình đám đều có lượng người xem thấp kỷ lục mặc dù vẫn quy tụ những ngôi sao âm nhạc và điện ảnh hàng đầu. Quả cầu vàng, Emmys, Grammys và cả giải Oscar cũng chịu chung số phận khi lượng người xem sụt giảm tới 50-65% lượng khán giả trước đại dịch.

Đám đông “giả

Người dẫn chương trình trong các lễ trao giải không phải là trường hợp duy nhất tự biên tự diễn trước sân khấu trống không. Các sự kiện thể thao cũng phải xếp những tấm bìa có hình người hâm mộ để lấp đầy những vị trí trống. NFL – giải bóng bầu dục hàng đầu của Mỹ tự tạo tiếng ồn đám đông trên sóng trong khi thực tế không có đám đông nào cả. Hay như chương trình “The Masked Singer – Ca sĩ giấu mt của Fox đã chèn những cảnh quay cũ của khán giả (không đeo khẩu trang) để làm như đó là một đám đông đang cổ vũ cho các thí sinh.

covid production 02

Ai chiến thắng trong đại dịch?

Đại dịch đã biến những chương trình có nội dung về trinh thám, tội phạm dựa trên câu chuyện có thật và các chương trình thực tế trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Có thể kể đến loạt phim tài liệu của Netflix lên top đầu như “Tiger King”, hay “Killer Inside: The Mind of Aaron Hernandez” phim tài liệu dựa trên án mạng có thật. Các chương trình hẹn hò thực tế“Love is Blind” và “Too hot to handle” cũng tạo ra những hiệu ứng tốt với người xem.

Những chương trình so tài thực tế đã thích nghi nhanh hơn với hoàn cảnh đại dịch so với những sê-ri theo kịch bản sẵn. “America’s Got Talent” của NBC chuyển qua sản xuất ra ngoài trời, “American Idol” của ABC gửi máy quay đến nhà của các thí sinh lọt vào vòng chung kết và “Big Brother” của CBS đã chiêu mộ được những người tham gia show toàn là các sao, và cho phép chương trình bám sát lịch trình của họ.

covid production 03 

Và Ai hưởng lợi?

Đó chính là các dịch vụ phát trực tuyến (streaming)

Năm ngoái, các tập đoàn truyền thông, sản xuất và phát hành phim hàng đầu như Peacock, Discovery+ và Paramount+, Apple TV+, Disney+ đã gia nhập các nền tảng stream bên cạnh các nền tảng lâu năm như Netflix, Hulu và Amazon Prime Video…  Có quá nhiều không? Không nhiều, trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, rồi giãn cách xã hội đẩy cao nhu cầu tìm kiếm những show hay để thưởng thức tại nhà.

Discovery đã thu hút 12 triệu người đăng ký trong tháng đầu tiên và Netflix đã vượt qua 200 triệu người trên toàn thế giới. “Khi mà hè đã sang thu và thu đã chuyển mình qua mùa đông, người dân nước Mỹ vẫn bắt gặp hình ảnh mình đang đứng trước màn hình lựa chọn chương trình để theo dõi không chỉ là tin tức và thể thao mà còn là vô số những nội dung trực tuyến hấp dẫn khác” – theo nhà phân tích Michael Nathason.

Quang Anh – An Thái

(Biên dịch từ www.usatoday.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *