Giải mã OTT và những từ khóa “hot” của truyền hình hiện đại

tvod 02

OTT – Over The Top

Trong truyền hình, các dịch vụ hoặc ứng dụng OTT là những dịch vụ trên Internet mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trực tiếp đưa đến. Khán giả có thể xem nội dung video qua internet, không phải qua tín hiệu vô tuyến hoặc có dây cáp truyền hình. Các thiết bị OTT: Smartphone, Máy tính bảng, Smart TV thông minh…

CTV – Connected TV

Connected TV nói đến việc bạn xem nội dung video qua màn hình TV có kết nối internet.
Từ khóa ở đây là TV. Bạn xem nội dung internet trên TV chứ không phải thiết bị khác.
Ví dụ: AppleTV, hoặc TV thông minh của bạn.

VOD – Video on Demand

VOD là hệ thống truyền hình cho phép người dùng có thể lựa chọn nội dung Video mình muốn xem qua TV hoặc máy tính. VOD cung cấp các menu có sẵn về các nội dung Video để người xem có thể tự lựa chọn Video mình muốn xem, chẳng hạn như phim và các shows truyền hình, trực tiếp cung cấp cho khách hàng cá nhân để họ có thể xem được ngay lập tức, không cần phải tuân theo một lịch phát sóng cụ thể cố định. VOD thường là một dịch vụ bổ sung của hệ thống truyền hình truyền thống. Ở Việt Nam, các đơn vị như MyTV, FPT Play, K+… đều cung cấp dịch vụ VOD.

sVOD – Subscription Video on Demand

sVOD là dịch vụ truyền hình phát trực tuyến dựa trên đăng ký. Với sVOD, bạn đăng ký sử dụng dịch vụ hằng tháng, và sẽ được cấp quyền để truy cập vào xem không giới hạn. sVOD hoàn toàn không có quảng cáo. sVOD không cần phụ thuộc vào đơn vị truyền hình truyền thống cũng như nhà cung cấp dịch vụ Internet nào.
sVOD với các dịch vụ nổi tiếng như Netflix, Amazon Video, Disney+, Hulu… đang là từ khóa hot nhất trên các diễn đàn truyền hình những năm gần đây.

TVOD – Transactional VOD

Transactional (hoặc Transaction) Video On Demand. Khác với sVOD, TVOD sẽ không tính phí khi bạn đăng ký dịch vụ/ tạo hồ sơ người dùng. Thay vào đó, bạn sẽ phải trả một số tiền nhất định dựa trên những nội dung bạn xem. Thông thường, các video này sẽ có nội dung là các bộ phim đáng xem, các môn thể thao và sự kiện. Apple iTunes là một ví dụ điển hình. Ở Việt Nam, FPT Play cũng đã cung cấp dịch vụ này khi cho phép người dùng trả tiền để xem 1 trận bóng đá.

aVOD – Ad-supported Video on Demand

Đây là những dịch vụ truyền hình trực tuyến miễn phí vào nội dung nhưng có hiển thị quảng cáo. Ví dụ: PlutoTV, Crackle và Freedive… Loại hình dịch vụ này hiện đang chưa có tại Việt Nam.

TVE – TV Everywhere

Đây là dịch vụ bổ sung của các nhà cung cấp truyền hình truyền thống. TVD cho phép khách hàng truy cập nội dung của họ qua internet. Ví dụ: VTV Go, app K+, SCTV Online, VTVCab On TV…

tvod 01

mVPD – Multi-channel Video Programmatic Distributor

Đây là những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình truyền thống qua cable hoặc vệ tinh. Người xem cũng sẽ phải trả một khoản phí hàng tháng nhưng với hợp đồng dài hạn (6 tháng – 1 năm). Ví dụ: VTVCab, SCTV, K+, AVG…

vMVPD – Virtual multi-channel video programmatic distributor

Đây là những nhà cung cấp dịch vụ cung cấp nội dung video cao cấp và trực tiếp qua internet (không phải qua cable). Người dùng cũng sẽ phải một khoản phí hàng tháng. vMVPD được ví như một đài truyền hình ảo. Dịch vụ của vMVPD giúp khán giả xem truyền hình truyền thống trên Internet. Loại hình dịch vụ này cũng đang chưa có tại Việt Nam

 

Thanh Mai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *