Pay TV đổi mới để tồn tại

 

Một vài năm trở lại đây, người dùng đang dần chuyển sang xem truyền hình và các nội dung trực tuyến nhờ sự tiện lợi và kinh tế khiến cho doanh thu Pay TV toàn cầu trong những năm sắp tới dự kiến sẽ giảm. Để có thể tồn tại và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường, các nhà cung cấp truyền hình trả tiền buộc phải “làm mới” mình bằng nhiều biện pháp, hoặc phải chấp nhận sự suy giảm không thể cưỡng lại của xu thế chung.

paytv vs ott

 

Doanh thu Pay TV toàn cầu giảm, duy chỉ có khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là sẽ tăng trong các năm tiếp theo. Theo báo cáo “Asia Pacific Pay TV Forecasts (2020)” của ResearchAndMarkets.com đưa ra vào tháng 3 năm nay, Pay TV Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2020-2025 sẽ tăng thêm 45 triệu thuê bao và doanh thu tăng thêm 1,4 tỷ đô la. Tỷ lệ sử dụng truyền hình trả tiền sẽ ở mức khoảng 69% trong dân số toàn khu vực.

Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhau sẽ chiếm 80% trong tổng số 676 triệu thuê bao truyền hình trả tiền của khu vực vào năm 2025. Phần lớn sự tăng trưởng thuê bao này là do số hộ gia đình xem TV tăng 65 triệu trong giai đoạn 2019-2025 lên 978 triệu khi dân số tăng và thu nhập của hộ gia đình tăng.

số lượng người (triệu) xem Pay TV ở các quốc gia. Nguồn: Digital TV Research Ltd

 

số lượng người (triệu) xem Pay TV ở các quốc gia. Nguồn: Digital TV Research Ltd

 

Về doanh thu trong năm 2019, theo báo cáo Asia Pacific Pay-TV Distribution 2020, Tổng doanh thu của ngành truyền hình trả tiền, bao gồm phí dịch vụ và doanh số quảng cáo đã tăng 6% ở Châu Á Thái Bình Dương và đạt 57 tỷ đô la.

Nếu loại trừ Trung Quốc và Ấn Độ (2 thị trường rất lớn nhờ dân số), tổng doanh thu từ truyền hình trả tiền ở Châu Á Thái Bình Dương chỉ tăng 1,3% trong năm 2019, đạt 23 tỷ USD và dự kiến ​​tăng 1,1% CAGR để đạt 25 tỷ USD vào năm 2024. Úc, Hồng Kông, New Zealand, Malaysia, Singapore , Đài Loan và Thái Lan sẽ ghi nhận mức giảm doanh thu trong khoảng 1-5% trong giai đoạn 2019-24 trong khi tốc độ tăng trưởng sẽ vừa phải ở Philippines và Việt Nam.

Pay TV thế giới đang đứng trước các thách thức mạnh mẽ và buộc phải đổi mới để tiếp tục tồn tại và phát triển. Một số giải pháp đang được áp dụng có thể kể đến:

  • Nghiên cứu đa dạng hóa và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, giảm giá thuê bao, tùy chỉnh đăng ký kênh theo lựa chọn của người dùng, kết nối internet với giá rẻ…
  • Áp dụng hệ thống Phát sóng Băng thông rộng Tích hợp (IBB) để đa dạng hóa các dịch vụ, tạo điều kiện thâm nhập tốt hơn vào thị trường. Sự kết hợp của công nghệ phát sóng và băng thông rộng có tiềm năng tạo ra lợi thế trong việc phân phối nội dung và dịch vụ được cá nhân hóa.
  • Đẩy mạnh phân tích dữ liệu khán giả để tinh lọc những kênh/chương trình kém hấp dẫn, đồng thời tập trung nguồn lực đầu tư cho các chương trình mới, hiệu quả.
  • Khai thác tối đa cơ sở dữ liệu nội dung bằng cách mở rộng “kênh” phân phối trên các nền tảng khác như website, ứng dụng di động để thu hút thêm khán giả, tạo nguồn thu quảng cáo bên cạnh doanh thu truyền thống từ khách hàng đăng ký gói dịch vụ.

Tại Việt Nam, thị trường Pay TV cũng có những biến chuyển đáng chú ý trong một vài năm gần đây. Từ những nghiên cứu và số liệu thống kê đã thực hiện, VIETNAMTAM sẽ cung cấp thông tin phân tích đầy đủ hơn về sự thay đổi này.

Thanh Vân.

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *